Tiêu chảy trong dịp Tết là tình trạng phổ biến và gây ra rất nhiều phiền phức cho người bệnh nếu không may gặp phải. Tuy nhiên, với cách phòng tránh bệnh tiêu chảy dưới đây, bạn không cần quá lo lắng mà vẫn có thể tận hưởng những món ngon ngày Tết một cách thoải mái nhất.
Tại sao lại bị tiêu chảy trong dịp Tết
Tết nguyên đán là dịp tiêu thụ rất nhiều đồ ăn, thức uống và các gia đình thường có thói quen chế biến và tích trữ một lượng thực phẩm đủ dùng trong vài ngày. Do vậy, thúc ăn cho dù đã nấu chín và bỏ tủ lạnh thì vẫn có những loại vi khuẩn có hại trong đó và khi sử dụng rất dễ dẫn tới tiêu chảy.
Lúc này, tùy vào từng mức độ bệnh mà người bệnh sẽ bị tiêu chảy và kèm theo những triệu chứng khác như nôn mửa, đau bụng, khô môi, cơ thể nóng sốt…
Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết
Theo các bác sĩ, cách tốt nhất để phòng tránh tiêu chảy và các bệnh rối loạn tiêu hóa trong dịp Tết tốt nhất vẫn là ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Ngoài ra, cũng nên bảo quản cẩn thận đồ ăn sau khi đã chế biến, úp lồng bàn để hạn chế sự xâm nhập của ruồi nhặng, gián hay bụi bặm.
Bên cạnh đó, trong quá trình ăn cần nhai chậm, kỹ, hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hay ăn quá nhiều đồ ăn cùng một lúc. Hãy tránh xa rượu, bia, cà phê hay thuốc lá bởi chúng cũng có thể gây những ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa của bạn.
Đối với những món ăn truyền thống như giò, chả hay thịt đông, thịt kho…các bà các mẹ không nên nấu quá nhiều mà chỉ nên ở mức đủ ăn. Bởi nếu cứ đun hay hâm lại nhiều lần có thể dẫn tới ôi thiu và biến chất. Trong đồ ăn sẽ ẩn chứa nhiều vi khuẩn có hai gây tiêu chảy. Nếu bắt buộc phải nấu nhiều, hãy chắc chắn rằng các món ăn này được bảo quản đúng cách và cẩn thận trong tủ lạnh.
Và vì các hiệu thuốc thường không mở cửa trong dịp Tết, nên để có sự phòng tránh chu đáo nhất, mỗi gia đình nên chuẩn bị trước những loại men tiêu hóa như Neopeptine, Pancrélase, Alipase, một vài gói Oresol hoặc viên Hydrite, Smecta dùng để bù nước nếu bị tiêu chảy nhé.
Cách xử lý khi bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, tùy vào nguyên nhân là do virus hay vi khuẩn gây ra mà sẽ có những cách xử lý phù hơp khác nhau. Trong đó, sử dụng Oresol và cho người bệnh ăn những loại thực phẩm phù hợp là cách đơn giản và hiệu quả nhất.
Đối với những trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn và ở thể nhẹ với số lần đi cầu dưới 6 lần/ ngày thì chỉ cần bù dịch bằng Orsol và ăn những loại đồ ăn ở dạng lỏng, dễ tiêu như cháo, súp. Đặc biệt nên tránh xa đồ uống có gas và các loại thức uống kích thích khác.
Nếu người bệnh mất nước và nôn nhiều, hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ nhiều hơn. Lúc này, một số loại kháng sinh như co-trimoxazol hay bactrim sẽ thường được chỉ định để điều trị bệnh.
Tuy nhiên, thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng nếu người bệnh bị tiêu chảy do virus.
Bên cạnh đó, không nên tự ý sử dụng thuốc cầm tiêu chảy vì có thể khiến ruột bị tắc, chất thải bị ứ đọng…Tốt nhất, song song với việc theo dõi tại nhà, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Trên đây là một số cách phòng tránh bệnh tiêu chảy trong dịp Tết nguyên đán xin được chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng điều này sẽ góp phần giúp cho việc thưởng thức ẩm thực ngày tết của mỗi người được an toàn, lành mạnh hơn tránh khỏi những khó chịu, mệt mỏi do căn bệnh tiêu chảy gây ra.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0945.145.428
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc