Nồng độ Cholesterol luôn là chỉ số quan trọng trong việc xác định tình trạng sức khỏe của cơ thể mỗi người. Bởi thông qua sự cao thấp của nồng độ Cholesterol, các bác sĩ sẽ có thể tìm thấy những bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn. Vậy nồng độc Cholesterol bao nhiêu là cao?

Một số thông tin chung về Cholesterol
Nhắc đến Cholesterol, chắc hẳn có không ít người cho rằng đây là một chất xấu trong cơ thể, có tên gọi khác là mỡ máu và là nguồn gốc của nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật lại khác.
Theo đó, Cholesterol thực chất là một loại chất béo stroid có màu vàng nhạt, mềm và xuất hiện tại màng tế bào của tất cả các mô bên trong cơ thể. Cụ thế, Cholesterol đảm nhiệm những chức năng sau:
- Tiêu hóa.
- Sản sinh hormone
- Tạo cấu trúc tế bào
- Hình thành hệ miễn dịch.
- Đóng vai trò như chất chống oxy hóa tự nhiên.
Cholesterol được sản xuất tại gan. Ngoài ra, những loại thực phẩm có nguồn gốc động vật cũng là nguồn cung cấp bổ sung Cholesterol cho cơ thể. Và cũng chính bởi điều này mà chế độ ăn uống được coi là nguyên nhân chính dẫn tới sự gia tăng của nồng độ Cholesterol mà nhiều người đang gặp phải hiện nay.
Nồng độ Cholesterol bao nhiêu là cao?
Thực tế, nồng độ Cholesterol thường sẽ được đưa ra sau quá trình thực hiện xét nghiệm. Theo đó, kết quả về nồng độ này thực chất là kết quả của chỉ số Cholesterol LDL. Đây được coi là loại Cholesterol “xấu”, khi chính nó là nguyên nhân dẫn tới một loạt các bệnh lý về tim mạch rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia y tế, nồng độ Cholesterol sẽ được coi là cao khi kết quả xét nghiệm cho thấy mức độ Cholesterol LDL vượt quá mức 130mg/dL. Bởi mức Cholesterol chuẩn chỉ ở mức dưới 100mg/dL. Tuy nhiên, rất ít trường hợp duy trì được ở mức độ này mà đa phần thường dao động từ 100-129 mg/dL.
Bên cạnh đó, có thể dựa trên kết quả về mức Cholesterol tổng thể để đánh giá nồng độ là cao hay thấp. Theo đó, nếu chỉ số vượt quá mức tối ưu là 200mg/dL sẽ được coi là cao.
Làm gì khi nồng độ Cholesterol cao?
Thực tế, những trường hợp có nồng dộ Cholesterol cao thường rất dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm liên quan tới tim mạch và huyết áp. Bởi vậy, điều cần thiết cần làm khi nồng độ Cholesterol cao là nên thực hiện những biện pháp giúp giảm và ổn định nồng độ này. Trong đó, người bệnh nên tham khảo một số phương pháp sau:
Áp dụng chế độ ăn uống phù hợp
Đây là phương pháp hiệu quả nhất mà các bác sĩ thường khuyên dùng. Theo đó, người có Cholesterol cao nên hạn chế các loại thực phẩm có nguồn gốc từ mỡ động vật và bổ sung nhiều hơn nguồn Cholesterol tốt từ các loại cá biển như cá hồi, cá ngừ…
Thực hiện lối sống phù hợp
Đa số hiện nay, mọi người thường rất lười tập thể dục mà không hề biết rằng, đây là cách hiệu quả để giảm Cholesterol xấu và tăng Cholesterol tốt. Cụ thể, chỉ cần duy trì đều đặn 30 phút mỗi ngày cho việc tập luyện thể dục là đủ.
Tránh xa các chất kích thích
Sự gia tăng của nồng độ Cholesterol có mối liên quan mật thiết tới việc sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…Bởi vậy, tránh xa các chất kích thích này là điều hết sức cần thiết để giúp sức khỏe được ổn định hơn.
Duy trì cân nặng phù hợp
Tăng cân chắc chắn sẽ làm tăng nồng độ Cholesterol. Vì thế, duy trì cân nặng phù hợp sẽ giúp tình trạng được cải thiện hơn. Và nếu đang thừa cân, đừng ngại ngần lên kế hoạch và thực hiện giảm cân nhé!
Thăm khám định kỳ
Thực tế, sự tăng lên của Cholesterol khá âm thầm và không có những biểu hiên rõ ràng, cụ thể để mỗi người có thể nhận biết. Bởi vậy, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát nồng độ này, cũng như kiểm tra kết quả của các phương pháp giảm ở trên. Bên cạnh đó, sau quá trình thăm khám bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng thêm một số loại thuốc cần thiết để mang lại nhiều hiệu quả hơn.
Trên đây là một số thông tin về Cholesterol và các vấn đề liên quan như nồng độ Cholesterol bao nhiêu là cao xin được chia sẻ tới bạn đọc. Trường hợp có thắc mắc gì thêm, đừng ngại liên hệ với các chuyên gia y tế để có câu trả lời cụ thể hơn nhé!
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0945.145.428
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc