Bệnh giang mai cái tên mà ai nghe đến cũng phải rùng mình bởi những triệu chứng của bệnh gây ra. Đây là do một xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Là bệnh xã hội nguy hiểm có thể gây tử vong nếu không được tầm soát kịp thời.
Vậy bệnh giang mai là gì, có nguy hiểm không? Nguyên nhân dẫn đến bệnh là từ đâu? Triệu chứng và biến chứng của bệnh gây ra như thế nào? Làm sao để khắc phục điều trị bệnh hiệu quả?,….Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu câu trả lời về nó nhé
Giang mai là bệnh gì?
Bệnh giang mai là do một loại xoắn khuẩn có tên là Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này có hình lò xo. Sau 3-90 ngày ủ bệnh và trải qua 3 giai đoạn, ở mỗi giai đoạn mức độ nghiêm trọng và biểu hiện khác nhau.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh. Đây là căn bệnh có tốc độ lây lan nhất nhanh, chủ yếu là qua con đường tình dục không an toàn (STD).
Nếu như bạn phát hiện sớm và điều trị bệnh sẽ không gây ra tổn thương gì. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài bệnh có thể biến chứng và lây nhiễm sang nhiều bộ phận khác ảnh hưởng tới hệ thần kinh, thậm chí cả tim của bạn.
Tại sao bạn bị bệnh giang mai, nguyên nhân từ đâu?
Đây là căn bệnh được xếp vào dạng có tốc độ lây lan rất nhanh chủ yếu qua con đường tình dục. Cụ thể xuất phát từ:
- Quan hệ tình dục: Quan hệ không an toàn với người mắc bệnh, quan hệ đồng tính, quan hệ với nhiều người đặc biệt là gái bán hoa,..là nguyên nhân gây ra bệnh.
- Lây nhiễm qua đường máu: Bệnh giang mai có thể lây nhiễm qua đường máu nếu bạn nhận máu của người mắc bệnh
- Từ mẹ sang con: Phụ nữ khi mang thai bị mắc bệnh giang mai có thể lây nhiễm sang cho con từ 4 tháng đầu của thai kỳ. Tăng nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, sinh non, thai nhi bị dị tật,…Trong trường hợp bạn sinh thường cũng có nguy cơ lây bệnh sang con
Dấu hiệu & triệu chững của bệnh giang mai qua các giai đoạn phát triển
Bệnh giang mai được chia làm 3 giai đoạn chính, mỗi thời kỳ sẽ có biểu hiện khác nhau. Bệnh kéo dài trong nhiều năm gây tổn hại về sức khỏe và tài chính cho người bệnh. Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh giang mai qua các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Xoắn khuẩn giang mai sau khi lây nhiễm vào cơ thể từ 3 – 90 ngày sẽ bắt đầu xuất hiện các vết săng giang mai, có biểu hiện như:
+ Có hình tròn hoặc bầu dục, rộng khoảng 1 – 2 cm
+ Những săng giang mai này không gây ngứa hay đau đớn gì ho người bệnh
+ Có hạch ở bẹn hay bộ phận sinh dục nam và nữ, ở hậu môn, miệng, ngón tay hay ở lưỡi,..chúng co màu đỏ tươi.
Giai đoạn 2: Bắt đầu xuất hiện các mảng sần, nốt ban đỏ không gây ngứa. Ngoài ra còn có
+ Sau 4-10 tuần bắt đầu nổi những nốt đào ban màu hồng đối xứng, không bị ngứa. Chúng nổi cao lên bề mặt da của người bệnh và khi ấn vào bị biến mất
+ Sau 1-3 tuần sau những nốt này tự động nhạt màu và biến mất. Đa phần các nốt này xuất hiện ở ngực, bụng, 2 bên mạng sườn, tay
+ Ngoài ra một số người bệnh có thể xuất hiện những mảng sần, vết loét ở da và niêm mạc, nốt phỏng nước. Bên cạnh đó còn kèm theo những triệu chứng khác như: mệt mỏi, đau họng, sút cân, đau đầu,…Các biểu hiện này tự động biến mất và không cần điều trị sau 3-6 tuần
Giai đoạn 3: Trong giai đoạn này bệnh có thể kéo dài khoảng 10 – 40 năm.
Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh đã chuyên biến nghiêm trọng có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến tim, não, mắt, xương khớp và gan của người bị nhiễm bệnh. Nếu không kịp thời chữa trị có thể gây tử vong
Ở giai đoạn này người bệnh cần phải phân biệt triệu chứng của bệnh giang mai với biểu hiện của các căn bệnh khác như ung thư hạch, nấm sâu, gôm lao…
Kỹ thuật chẩn đoán xét nghiệm bệnh giang mai cho kết quả chính xác nhất
Để có kết quả chính xác các bác sĩ cần dựa trên tiền sử bệnh của bạn, khám lâm sàng và một số xét nghiệm cần thiết
Soi kính hiển vi
Bác sĩ sẽ lấy dịch ở vết loét trên da, một mẫu mô ở niêm mạc, bộ phận sinh dục để tìm xoắn khuẩn giang mai bằng cách soi lên kinh hiển vi
Xét nghiệm máu
Các bác sĩ tiến hành lấy máu đi xét nghiệm RPR và TPHA, trường hợp nếu bạn bị bệnh giang mai sẽ cho ra kết quả dương tính. Trường hợp ngược lại nếu không bị bệnh sẽ có cho ra kết quả âm tính
Xét nghiệm nước ối
Là phương pháp xét nghiệm giành cho phụ nữ mang thai nghi ngờ mình mắc bệnh. Các bác sĩ tiến hành trọc và lấy mẫu nước ối để kiểm tra xoắn giang mai có bị lây nhiễm sang thai nhi không và ở mức độ nào.
Phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến hiện nay
– Dùng thuốc kháng sinh: Có thể là dạng uống, tiêm, …Để điều trị hiệu quả các bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không bỏ dở liệu trình của bác sĩ
– Điều trị bằng liệu pháp kích hoạt miễn dịch DNA: Đây là phương pháp điều trị mới đem lại hiệu quả cao, đặc biệt đối với trường hợp bệnh nặng (giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối)
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt giúp bạn phòng ngừa, hạn chế sự phát triển của bệnh
- Kiêng quan hệ trong thời gian điều trị bệnh khoảng 2 tuần hoặc đến khi bác sĩ cho phép
- Rửa tay sạch sẽ thường xuyên phòng ngừa lây nhiễm bệnh
- Quan hệ tình dục an toan, nên sử dụng bao cao su ngứa lây nhiễm
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh
- Khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh
Trên đây là những chia sẻ về bệnh giang mai và những nguy hiểm mà bệnh có thể gây ra. Hi vọng qua đó bạn có thể sớm nhận biết và phòng tránh hiệu quả.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0945.145.428
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc