Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm có thể là biểu hiện của sự thay đổi sinh lý bình thường ở phụ nữ và có xu hướng tự cải thiện sau một thời gian. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này lại là dấu hiệu cho các bệnh lý phụ khoa và chị em cần phải đến các cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.
Kinh nguyệt đến sớm có sao không?
Chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi cá nhân là khác nhau. Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường có thể kéo dài từ 28 – 35 ngày. Tuy nhiên hầu hết mọi người có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 27 ngày. Một người có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 được xem là chu kỳ kinh nguyệt sớm.
Nhận định về tình trạng kinh nguyệt đến sớm, chuyên gia tại đa khoa Xã Đàn cho biết: “Kinh nguyệt sớm có thể là do phong cách sống dẫn đến thay đổi chu kỳ sinh lý”. Tình trạng này thường không nghiêm trọng như và có liên quan đến các nguyên nhân như:
- Các bài tập cường độ cao: Điều này có thể dẫn đến việc tiêu tốn nhiều calories hơn bình thường và khiến cơ thể không sản xuất đủ hormone sinh sản và dẫn đến kinh nguyệt sớm.
- Thay đổi cân nặng đột ngột: Việc tăng cân hoặc giảm cân một cách nhanh chóng có thể dẫn đến rối loạn sản xuất hormone sinh sản và gây kinh nguyệt không đều.
- Căng thẳng: Có thể làm rối loạn nồng độ hormone và gây ra chu kỳ kinh nguyệt đến sớm.
- Thay đổi thói quen sống: Như chuyển đổi thời gian làm việc, nghỉ ngơi có thể ảnh hưởng đến nhịp độ sinh học và gây kinh nguyệt sớm hoặc muộn.”
Cũng theo bác sĩ, tình trạng kinh nguyệt sớm có thể là do thay đổi sinh lý bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của một vài tình trạng sức khỏe hoặc bệnh lý trong cơ thể. Cách tốt nhất để tìm hiểu nguyên nhân là đến bệnh viện thực hiện các xét nghiệm và có cách điều trị hợp lý.
Kinh nguyệt đến sớm là bị gì?
Trong một số trường hợp, một người phụ nữ có thể xuất hiện 2 chu kỳ kinh nguyệt trong một tháng. Điều này có thể là dấu hiệu của các tình trạng sau:
Mang thai
Kinh nguyệt sớm có thể là dấu hiệu của quá trình thụ tinh. Thụ tinh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu nhẹ hoặc tiết dịch màu hồng ở âm đạo. Điều này thường xảy ra kèm theo một vài cơn đau nhỏ trong vài ngày liên tục.
Một số dấu hiệu mang thai khác có thể bao gồm:
- Đau ngực hoặc sưng tuyến vú
- Cảm thấy mệt mỏi
- Đầy hơi khó tiêu
- Buồn nôn hoặc nôn khan
Mặc dù đây có thể là dấu hiệu mang thai. Tuy nhiên, lúc này phôi thai vừa mới được hình thành, nồng độ hormone HCG (được tạo thành từ nhau thai) còn thấp. Do đó, để có kết quả xét nghiệm thai chính xác, bạn nên đợi 7 ngày kể từ ngày xuất hiện kinh nguyệt sớm.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Kinh nguyệt sớm có thể là dấu hiệu của Hội chứng buồng trứng đa nang. Đây là một tình trạng bất thường ở phụ nữ và có thể dẫn đến vô sinh. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:
- Kinh nguyệt sớm hoặc thời kỳ kinh nguyệt không đều
- Mất chu kỳ kinh nguyệt (không phổ biến)
- Thường xuyên sảy thai
- Tăng cân hay béo phì không rõ lý do
Hội chứng buồng trứng đa nang có thể điều trị bằng thuốc. Do đó, hãy đến bệnh viện nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh.
Nhiễm trùng âm đạo ở phụ nữ
Nhiễm trùng âm đạo hoặc một số bệnh phụ khoa có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt sớm hoặc xuất hiện các vệt máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, lượng máu kinh thường ít hơn và đi kèm các triệu chứng như:
- Đau bụng dưới hoặc vùng xương chậu
- Đau khi quan hệ tình dục
- Đau khi đi tiểu
- Khí hư bất thường, có màu xanh lá cây hoặc màu vàng.
- Ngứa, đỏ hoặc đau rát âm đạo.
Các bệnh nhiễm trùng âm đạo có thể bao gồm bệnh lậu và nhiễm Chlamydia. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh hãy đến đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị. Ngoài ra, không quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm cho bạn tình.
Polyp cổ tử cung
Polyp cổ tử cung là sự tăng trưởng các mô một cách bất thường bên trong tử cung. Điều này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường. Ngoài ra, phụ nữ bị ung thư cổ tử cung cũng dẫn đến tình trạng chảy máu âm đạo một cách bất thường.
Nếu một người ngoài 40 tuổi và nhân thấy tình trạng kinh nguyệt sớm bất thường kèm các cơn đau bụng dưới, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô tuyến tử cung hình thành và phát triển bên ngoài tử cung. Bệnh có thể dẫn đến tình trạng chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
- Đau bụng kinh nguyệt nghiêm trọng
- Đau lưng mãn tính
- Đau trong hoặc sau khi quan hệ
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị tiểu đường tuýp 2 có thể chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ có thể đến sớm hoặc muộn hơn so với bình thường.
Một số dấu hiệu tiểu đường khác bao gồm:
- Thường xuyên khát nước
- Tăng nhu cầu đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm
- Giảm khả năng hồi phục sau các vết thương nhỏ
- Giảm cân đột ngột
Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc tránh thai khẩn cấp phó vỡ quá trình rụng trứng bình thường. Điều này dẫn đến tình trạng kinh nguyệt sớm hoặc muộn hơn bình thường. Một số người có thể có lượng máu kinh nhiều một cách bất thường.
Ngoài ra, thuốc chống đông máu cũng có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt đến sớm. Thuốc chống đông máu làm mỏng niêm mạc tử cung, do đó máu có thể chảy ra khỏi cơ thể thông quá âm đạo. Bên cạnh đó, uống thuốc chống đông máu cũng làm máu kinh chảy ra nhiều hơn bình thường.
>>> Xem thêm: Uống thuốc kháng sinh có làm chậm kinh không?
Tác dụng phụ của phương pháp tránh thai
Một số biện pháp tránh thai như đặt vòng hoặc kiểm soát hormone sinh sản có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Sau khi áp dụng các biện pháp tránh thai, một người phụ nữ có thể bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt trong 2 – 3 tháng. Một số người có thể chảy rỉ máu âm đạo mỗi ngày.
Một số tác dụng phụ khác của các phương pháp tránh thai bao gồm:
- Đau bụng dưới hoặc đau vùng chậu
- Đau ngực
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Chảy nhiều máu kinh
Một số biện pháp xử lý kinh nguyệt đến sớm
Các biện pháp xử lý phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt đến sớm. Trong hầu hết các trường hợp tình trạng kinh nguyệt sớm có thể tự cải thiện sau 2 – 3 tháng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số biện pháp cải thiện tình trạng kinh nguyệt sớm như:
- Ngủ 8 tiếng mỗi đêm có thể cải thiện nhịp độ sinh học và chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn làm việc vào ban đêm, hãy đảm bảo bạn có môi trường ngủ yên tĩnh và đầy đủ vào ban ngày.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Tiêu thụ đủ dưỡng chất có thể giúp cơ thể cân bằng lượng hormone cho các hoạt động sinh lý bình thường.
- Luyện tập thể chất vừa phải. Đốt cháy quá nhiều calo có thể dẫn đến tình trạng không đủ năng lượng để sản xuất hormone sinh sản. Cân nhắc bổ sung protein và calo nếu bạn tập gym hoặc các hoạt động thể chất quá mức.
- Giảm căng thẳng, stress, áp lực công việc có thể cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Dành thời gian nghe nhạc, xem phim, đọc sách, yoga, thiền định để cải thiện tâm trạng.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể cải thiện quá trình sản xuất hormone sinh dục.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị kinh nguyệt đến sớm. Cũng như một số bí quyết sớm có kinh nguyệt. Kinh nguyệt là thước đo sức khỏe sinh sản của chị em. Do đó, khi thấy kinh nguyệt bất thường, đến sớm hơn chu kỳ trước. Chị em cần chủ động đi kiểm tra và có hướng khắc phục kịp thời.
>>> Tìm hiểu thêm: Vừa hết kinh lại ra máu là biểu hiện gì?
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0945.145.428
- Nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Phòng khám mở cửa từ 8:00 - 20:30 tất cả các ngày trong tuần kể cả ngày lễ
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
TƯ VẤN TRỰC TUYẾN
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc